Hoàn cảnh ra đời Everywhere at the End of Time

Al Bowlly, một nghệ sĩ big band được lấy sample cho Everywhere at the End of Time

Năm 1999, nhạc sĩ điện tử người Anh Leyland Kirby lấy nghệ danh là The Caretaker, phát hành các tác phẩm lấy sample từ các bản thu âm big band. Kirby đã lấy cảm hứng từ cảnh phòng khiêu vũ ma ám trong bộ phim The Shining (1980) của nhà làm phim Stanley Kubrick, như được thấy trong album đầu tay của nghệ danh, Selected Memories from the Haunted Ballroom (1999).[1] Các đĩa hát đầu tiên có phong cách ambient sẽ nổi bật trong các bản phát hành cuối cùng của nghệ danh.[2] Dự án lần đầu tiên khám phá chứng mất trí nhớ trong Theoretically Pure Anterograde Amnesia (2005), một album có thời lượng ba tiếng miêu tả căn bệnh mất trí thuận chiều. Đến năm 2008, Persistent Repetition of Phrases đã chứng kiến ​​nghệ danh The Caretaker thu hút được sự chú ý của giới phê bình và lượng người hâm mộ lớn hơn.[1]

Năm 2011, Kirby phát hành An Empty Bliss Beyond This World, nhận được sự hoan nghênh vì sự khám phá của nó về bệnh Alzheimer.[1] Mặc dù Kirby ban đầu không muốn sản xuất thêm âm nhạc với tư cách là The Caretaker, nhưng cho biết, "rất nhiều người thích An Empty Bliss. Vì vậy, tôi tự nghĩ, 'Tôi có thể làm gì mà không phải An Empty Bliss một lần nữa?'" Kirby cảm thấy khái niệm duy nhất còn lại để khám phá là "các giai đoạn của chứng mất trí".[2] Đây sẽ là bản phát hành cuối cùng của The Caretaker; Kirby nói, "Tôi không biết tôi có thể dẫn nó tới đâu sau vụ này." Everywhere at the End of Time đại diện cho "cái chết" của chính nghệ danh The Caretaker, với một sample từ Selected Memories xuất hiện ở cuối Giai đoạn 6.[3]